Bất Động Sản - Hoang Phu Real Estate

[tintuc]

Thị trường bất động sản nhiều tháng gần đây liên tục gặp khó khăn khi dòng vốn bị hạn chế, nguồn cung ít ỏi, mất cân đối cung – cầu, thanh khoản kém…và chưa có dấu hiệu khởi sắc trong thời gian tới.

Thị trường bất động sản trầm lắng

Trong báo cáo mới nhất, Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) nhận thấy thị trường bất động sản 9 tháng đầu năm 2022 đã có dấu hiệu dần phục hồi. Trong đó “điểm sáng” là thị trường bất động sản công nghiệp và thị trường bất động sản logistics.

Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì thị trường bất động sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có nguyên nhân bắt nguồn từ một số “vướng mắc” về thể chế pháp luật và khâu thực thi pháp luật.


Theo báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy tổng cung bất động sản nhà ở giảm mạnh; tỷ lệ hấp thụ trung bình chỉ đạt 43%. Riêng quý 3/2022, tỷ lệ hấp thụ giảm mạnh so với 2 quý trước đó, chỉ đạt 33,5%. Theo VARS, mặc dù lực cầu vẫn duy trì mạnh nhưng tỷ lệ hấp thụ không cao là do sản phẩm phù hợp ít và giá quá cao.

Báo cáo thị trường bất động sản quý 3/2022 của Savills Việt Nam cũng nhận định người mua càng thận trọng hơn khi tham gia thị trường khi giá bán tăng cao và nhiều dự án không đảm bảo về mặt pháp lý.

Trao đổi với phóng viên, ông Đinh Văn Quyết, CEO Sealand Group cho rằng với chính sách thặt chặt tín dụng, kiểm soát phát hành trái phiếu và một số chính sách han chế phân lô ở các địa phương thì thị trường bất động sản trong thời gian tới sẽ có xu hướng giảm. Với các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính, lãi suất tăng cao sẽ làm cho họ phải bán tháo.

“Hiện nay một số phân khúc đất sào đã giảm 30% so với hồi đầu năm nên tình hình cuối năm và sang đầu năm thị trường sẽ đi xuống nếu các chính sách vĩ mô không được tháo gỡ”, ông Quyết nêu.

Ông Quyết cũng nhận định, hiện các công ty bất động sản lớn đang rất đói vốn. Cửa vay ngân hàng và phát hành trái phiếu đã khó, còn giải pháp huy động từ khách hàng hiện cũng khó khăn không kém. Lý do là đa số khách hàng là mua để đầu tư, hầu hết họ dùng đòn bẩy vay ngân hàng đến 70%. Hiện nay ngân hàng không cho vay nên các nhà đầu tư thứ cấp cũng không thể mua. Sắp tới, khi đến hạn đáo hạn ngân hàng, có thể rất nhiều tài sản bị phát mãi hoặc phải bán tháo đi để trả nợ.

Nếu tín dụng vẫn bị siết chặt, nhà đầu tư nên bỏ tiền vào đâu ?

Trong bức tranh thị trường bất động sản nhiều “gam màu tối” như hiện tại, ngược lại với những nhà đầu tư “đứng ngồi không yên” vì dùng đòn bẩy tài chính lớn, những nhà đầu tư có sẵn nguồn tiền hiện đang bắt đầu lựa chọn khu vực đầu tư hợp khẩu vị.

Đánh giá về tiềm năng đầu tư thời gian tới, các chuyên gia cho rằng cần quan tâm đến tình hình kinh tế vĩ mô, lãi suất, tín dụng… khả quan hay không.

Ông Lê Đình Hảo, Giám đốc khối kinh doanh Batdongsan.com.vn đánh giá nguồn vốn là một trong những yếu tố mang tính sống còn với cả nhà đầu tư bất động sản lẫn người mua. Nếu nguồn vốn vẫn bị giới hạn thì ảnh hưởng lớn tới cung cầu của thị trường.

Do vậy, trong bối cảnh hạn mức tín dụng tiếp tục bị siết chặt, những giỏ hàng đang mở bán sẽ có sự thanh lọc tự nhiên. Những sản phẩm có vị trí, khả năng tạo dòng tiền, thanh khoản tốt hơn thì người mua sẽ ưu tiên lựa chọn hơn.

“Bản thân người mua họ cũng phải cơ cấu lại dòng vốn của mình, xem dòng tiền của mình phân bổ như thế nào và phải an toàn trước khi tính đến yếu tố sinh lời. Trong bối cảnh thị trường hiện nay người mua họ cũng không thể mạo hiểm, họ phải tính mua xong bán lại không lỗ đã, xong mới tính đến yếu tố sinh lời”, ông Hảo nêu.

Khẩu vị đầu tư của mỗi người là khác nhau, nhưng ông Hảo cho rằng có 2 phân khúc có tiềm năng đầu tư trong thời gian tới.

Thứ nhất là phân khúc nhà phố ở những nơi dân cư hiện hữu, liên kết hạ tầng tốt. Thứ hai là những bất động sản liên quan đến hạ tầng công nghiệp, ví dụ như các khu dịch vụ thương mại, logistics, hạ tầng kho bãi…

“Hầu như chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ đều nhằm mục đích tạo công ăn việc làm, an sinh xã hội, phục hồi kinh tế thì những bất động sản cũng phải ăn theo xu hướng như thế. Như vậy, những bất động sản liên quan đến công nghiệp sẽ có tiềm năng đầu tư nhất trong 12 tháng tới”, ông Hảo nhận định.

Ngoài ra, ông Hảo cũng đưa ra một phương án đầu tư phụ nữa là chung cư, đặc biệt là các dự án chung cư mới ở Hà Nội và TP.HCM.

Theo ông Đinh Văn Quyết, các phân khúc như chung cư, nhà phố, bất động sản công nghiệp, bất động sản cho thuê có dòng tiền hàng tháng vẫn được nhà đầu tư săn đón, nếu giá cả hợp lý thì nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi thì họ vẫn đầu tư.

“Theo thông lệ, cuối năm là thời điểm lượng tiền kiều hối chuyển về, các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn để trả lương và trả nợ cũng như nhu cầu về vốn để hoạt động sản xuất hàng kinh doanh cho dịp cuối năm nên thị trường cuối năm sẽ nhộn nhịp hơn. Sang năm đầu năm sau là kỳ mới room tín dụng của ngân hàng, đây là thời điểm các ngân hàng sẽ cho vay lại thì thị trường cũng sẽ nhộn nhịp hơn. Tuy nhiên vẫn phụ thuộc vào chính sách vĩ mô của nhà nước”, ông Quyết nêu.

Tín dụng nới lỏng, khu vực nào sẽ hưởng lợi ?

Đối với trong trường hợp tín dụng được nới lỏng, ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực phía nam cho rằng phân khúc nào ảnh hưởng nặng nhất khi siết tín dụng thì sẽ hưởng lợi nhiều khi nới lỏng tín dụng.

Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực phía nam

“Thị trường hiện nay đang đi vào giá trị thực nhiều hơn, an cư nhiều hơn và đây là phân khúc có sự nới lỏng hay siết chặt tín dụng thì cũng ít chịu ảnh hưởng. Những phân khúc lợi nhuận cao thì rủi ro lớn”, ông Tuấn nói.

Theo chuyên gia này, khi siết tín dụng thì phân khúc đất nền bị ảnh hưởng lớn nhất. Phân khúc này có tính đầu cơ cao, có sự tăng trưởng về giá rất cao. Khi tín dụng không mở ra thì chủ đầu tư không thể đáo hạn nợ được, không đáo hạn trái phiếu, xử lý hàng tồn được và dòng tiền đi qua doanh nghiệp gặp khó, không có động lực đưa hàng tồn kho ra thị trường.

Theo đó, khi nới lỏng tín dụng thì phân khúc đất nền sẽ hưởng lợi. Đây cũng là phân khúc tiềm năng bởi tốc độ đô thị hóa mới chỉ 4%, hạ tầng lớn đang được triển khai rầm rộ.

Một phân khúc khác, theo ông Tuấn là nghỉ dưỡng. Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách nước ngoài rất tốt. Tuy nhiên, số tiền khách du lịch chi tiền ở Việt Nam chưa lớn. Một khách nước ngoài có thể tiêu 180 đô/ngày ở Thái Lan, nhưng chỉ chi tiêu khoảng 60 đô/ngày ở Việt Nam. Nếu nởi lỏng tín dụng, các chủ đầu tư có thêm nguồn lực để đầu tư thì phân khúc này dự đoán sẽ tăng trưởng.

Nhóm tiếp theo là các sản phẩm chung cư cao cấp, nhà phố. Đây là nhóm các nhà đầu tư thường xuyên đầu tư vào. Số lượng nguồn cung ngày càng hạn chế nên phân khúc này cũng sẽ hưởng lợi khi nguồn vốn tín dụng được nới lỏng.

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Batdongsan.com đánh giá bối cảnh thị trường nào cũng có những điểm sáng, cũng có những lối đi tốt mà nếu nhà đầu tư tìm được sẽ hưởng lợi.

“Bối cảnh chung là kinh tế Việt Nam vẫn đang rất tốt. Đầu tư hay mua bất động sản là mua sự kỳ vọng vào tương lai. Ở khu vực nào có sự tăng trưởng bền vững từ trung hạn, dài hạn thì sẽ tạo ra được giá trị”, ông Nguyễn Tuấn Anh nêu và dẫn ra ví dụ ở Bình Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh… có lượng thu hút FDI lớn và có sự tăng trưởng bền vững qua các năm thì mặt bằng giá rất tốt.

“Đầu tư ở khu vực nào cơ sở hạ tầng tốt, thu nhập người dân tốt thì việc chi trả cho bất động sản cũng cao hơn và mặt bằng giá cũng ổn định hơn. Do đó, các nhà đầu tư thay vì bỏ tiền vào các loại hình đầu cơ thì tập trung vào phân khúc bất động sản giá trị, khu vực kinh tế phát triển”, ông Tuấn Anh nói.

Báo cáo của Savills Việt Nam cũng cho rằng các dự án nằm ngoài khu vực trung tâm, đặc biệt tại phía đông Hà Nội, sẽ được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng giao thông với sự hoàn thiện của đường Vành đai 2 kéo dài, cầu Vĩnh Tuy 2, cùng với đó là quy hoạch đường Vành đai 4 hay cầu Trần Hưng Đạo. Các dự án cơ sở hạ tầng này sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến các địa phương khác, giúp tăng thêm sức hút của các dự án ở khu vực lân cận.

[/tintuc]

[tintuc]

Với phong cách kiến trúc luxury cùng những tiểu tiết thiết kế tinh tế, Stella Residence không chỉ đơn thuần là nơi an cư, mà còn tạo ra phong cách sống sang trọng, hiện đại mà giới thượng lưu vẫn đang tìm kiếm.

Mỗi không gian sống tại Stella Residence được chăm chút tỉ mỉ trong từng chi tiết từ kiến trúc thiết kế, không gian nội thất cho đến tầm nhìn cảnh quan tạo nên "kiệt tác độc bản" cho từng căn hộ.

Chính vì thế, trong tháng 7 vừa qua, Stella Residence do KITA Group phát triển đã được vinh danh "Căn hộ cao cấp có thiết kế phong cách sống tốt nhất Việt Nam - Best Luxury Condo Lifestyle Design Vietnam" tại DOT Property Vietnam Awards 2022.


Lối đi được thiết kế dành riêng cho chủ nhân của 82 căn hộ


Hướng đến phân khúc khách hàng thượng lưu, Stella Residence hội tụ nhiều yếu tố đẳng cấp, một trong những "đặc quyền" dễ nhận thấy nhất đó chính là lối đi được thiết kế riêng biệt dành cho chủ nhân của 82 căn hộ tại đây.

Từ cổng chính, con đường dẫn vào nội khu căn hộ Stella Residence được bao quanh bởi những bức tường được ốp đá tinh tế. Ngay khi đến sảnh drop-off, chủ nhân sẽ được thừa hưởng những đặc quyền tiện ích đầu tiên với dịch vụ hỗ trợ đậu xe, thay vì phải tự lái xe xuống khu vực tầng hầm. Bước chân vào khu vực sảnh chính, chủ nhân sẽ dễ dàng cảm nhận được sự đẳng cấp thông qua kiến trúc luxury với trần sảnh cao, họa tiết tinh xảo, sử dụng chất liệu cao cấp mang đến một vẻ đẹp đầy tinh tế và sang trọng.

Sảnh chính tại Stella Residence được phân chia thành nhiều khu vực chức năng khác nhau để phục vụ cho cư dân. Khu vực lễ tân là một trong những tiện ích quản lý vận hành tiêu chuẩn 5 sao khép kín, tại đây cư dân sẽ được hỗ trợ các dịch vụ in ấn, đặt xe, nhận bưu phẩm…Tiếp đến là khu vực sảnh tiếp khách được bố trí ghế sofa, bàn trà theo phong cách luxury tạo nên không gian đón tiếp trang trọng và lịch sự. Từ sảnh chính sẽ có lối đi riêng biệt dẫn đến sảnh thang máy để lên khu vực căn hộ.


Sảnh thang máy tại Stella Residence có thiết kế sang trọng với chiều rộng lên đến 2.4 mét và hệ thống máy lạnh hoạt động 24/24 mang đến không gian thông thoáng cũng như thuận tiện trong việc di chuyển của cư dân. Có thể nói, Stella Residence là một trong số ít những căn hộ cao cấp hiện nay dành sự "ưu ái" cho không gian tiện ích này, khi đa phần tiêu chuẩn hành lang của các căn hộ hạng A có diện tích từ 1.8 mét.

Được thiết kế chỉ để phục vụ cho chủ nhân của 82 căn hộ, chính vì vậy sự riêng tư và vấn đề an ninh là các yếu tố được KITA Group đặc biệt chú trọng. Với tiện ích này, các chủ nhân tương lai có thể di chuyển một cách nhanh chóng từ tầng trệt đến thẳng căn hộ của mình mà không phải chờ đợi lâu. Hệ thống an ninh được thiết lập tuyệt đối khi không một ai có thể di chuyển đến căn hộ nếu chưa được sự cho phép của chủ nhân.

Ngay khi bước chân ra khỏi thang máy và đến với hành lang căn hộ, cư dân sẽ cảm nhận được sự trong lành và dễ chịu nhờ hệ thống cấp gió tươi và hệ thống hút mùi tại hành lang. Hệ thống hiện đại này sẽ cung cấp nguồn không khí tự nhiên ngoài trời, không khí sạch cho toàn bộ hành lang rộng 2.4 mét, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho cư dân.


Căn hộ cao cấp có thiết kế sảnh đón riêng


Stella Residence là một trong những căn hộ cao cấp đầu tiên tại Việt Nam có thiết kế sảnh đón riêng biệt (private lobby) cho từng căn hộ. Sảnh đón được thiết kế độc đáo với nhiều chức năng như tủ giày, nơi để mũ nón, áo khoác hay trang trí bằng những tiểu cảnh độc đáo. Thiết kế đặc biệt này không chỉ tạo ra một sự liên kết giữa các không gian chức năng, tạo cảm giác sang trọng ngay khi bước chân vào căn hộ, mà còn giúp thu hút tài lộc, nạp tài khí tốt cho chủ nhân.

Nếu đa phần các căn hộ hạng A hiện nay vẫn đang sử dụng hệ thống cửa chính được thiết kế 1 cánh truyền thống, thì Stella Residence là một trong số ít căn hộ cao cấp áp dụng mẫu thiết kế cửa chính 2 cánh hiện đại với chiều rộng lên đến 1.4 mét. Yếu tố này vừa giúp không gian căn hộ trở nên hiện đại và sang trọng hơn, vừa đáp ứng được các tiêu chí về mặt phong thuỷ khi cửa chính là hướng đón khí và ánh sáng vào nhà, đóng vai trò quan trọng với vận khí chung của toàn bộ căn hộ.

Các căn hộ tại Stella Residence được thiết kế thông minh nhằm tối ưu hoá không gian sống và trải nghiệm cho gia chủ. Diện tích căn hộ rộng rãi và bố trí hợp lý giúp ánh sáng và gió tự nhiên có thể len lỏi vào từng không gian sử dụng, không chỉ mang đến lợi ích về mặt sức khoẻ, tinh thần cho gia chủ mà còn tiết kiệm được các chi phí về điều hoà và điện chiếu sáng.


100% phòng ngủ và phòng khách view hướng phố


Với vị trí đắc địa nằm ngay mặt tiền đường Trần Hưng Đạo và cách bố trí không gian thông minh, cùng với đó là kiến trúc thiết kế với hệ cửa kính có chiều cao sát trần (full-height glass) giúp cho 100% phòng khách và phòng ngủ tại Stella Residence sở hữu tầm nhìn Panorama 360 độ "đắt giá" thu trọn vẻ đẹp toàn cảnh thành phố.

Dù đang ở bất cứ đâu trong không gian căn hộ, chủ nhân đều có thể tận hưởng những khoảnh khắc thiên nhiên tuyệt đẹp, đón ánh bình minh rực rỡ vào mỗi sáng sớm hay cảm nhận sự bình yên của những buổi chiều hoàng hôn tuyệt đẹp. Sinh sống tại Stella Residence, cư dân sẽ đắm mình trong vẻ đẹp của thiên nhiên, sự giao thoa đất trời và cảm nhận từng hơi thở của nhịp sống thành phố. Đây chính là sự khác biệt mà không phải căn hộ cao cấp nào cũng có thể sở hữu. Một thực tế cho thấy rằng, các căn hộ có 100% phòng khách và phòng ngủ sở hữu view hướng phố đa phần nằm ở các khu vực vùng ven, nơi có nhiều không gian thoáng đãng. Trong khi đó, Stella Residence là một trong số ít những căn hộ cao cấp dù nằm ngay "tâm" của thành phố, nhưng vẫn sở hữu được tầm nhìn đắt giá.


Không dừng lại đó, diện tích căn hộ rộng rãi với phòng ngủ master rộng hơn 20m2 mang đến trải nghiệm sống thư thái và mở ra nhiều không gian sáng tạo để chủ nhân thể hiện cá tính thông qua việc bài trí nội thất theo phong cách riêng.

Tất cả những chi tiết đắt giá tại Stella Residence mang đến một không gian sống đẳng cấp và đáp ứng nhu cầu tận hưởng cuộc sống trọn vẹn của giới thượng lưu giữa lòng thành phố.

#HoangPhuGroup #HoangPhuRealEstate

Thông tin chi tiết dự án, xin vui lòng liên hệ:

𝐇𝐎𝐀𝐍𝐆 𝐏𝐇𝐔 𝐆𝐑𝐎𝐔𝐏
🏣 Trụ sở : 75/55 Gò Dầu, phường Tân Quý, quận Tân Phú, TPHCM
☎ Tuyển dụng : 0966 900 677
📞 Kinh doanh Bất Động Sản : 0937 39 23 78
📥 Email : info@hoangphugroup.com
[/tintuc]

[tintuc]

1. THÔNG TIN VĨ MÔ


Mỹ gia tăng các biện pháp trừng phạt tài chính, đẩy Nga đến nguy cơ vỡ nợ 


Bộ Tài chính Mỹ đã công bố quyết định: Từ ngày 25/5, Nga sẽ không được hưởng cơ chế miễn trừ, trong đó cho phép nước này được thanh toán nợ nước ngoài bằng đồng đôla sở hữu trong nước. 

Theo đó, trong đợt trả nợ này, Nga sẽ phải thanh toán 100 triệu euro tiền lãi cho 2 loại trái phiếu: 1 loại trái phiếu thanh toán bằng 1 trong 4 đồng USD, Euro, bảng Anh hoặc đồng Franc của Thụy Sĩ và 1 loại trái phiếu thanh toán bằng đồng Rúp. 

Đây được xem là biện pháp của Mỹ nhằm gia tăng trừng phạt đối với Moskava liên quan đến xung đột tại Ukraine nhằm cô lập trong hệ thống tài chính quốc tế, khiến Nga không thể tiếp cận lượng USD trong các tài khoản của Nga nằm ở các ngân hàng Mỹ. Từ đó việc hậu cần cho quân đội tác chiến ở Ukraine sẽ bị giảm sút đáng kể. Công cuộc hồi phục kinh tế sau chiến tranh sẽ khó khăn hơn khi phần lớn phải dùng đến ngoại tệ. 

Theo Bộ Tài chính Mỹ, nợ nước ngoài của Nga hiện vào khoảng 4.500 đến 4.700 tỷ Rúp (tương đương 60 tỷ USD), chiếm 20% tổng nợ công. Dự kiến, trong năm 2022, Nga còn 13 đợt trả nợ nước ngoài. Bộ Tài chính Nga cũng đang cố gắng trả nợ sớm để tránh vỡ nợ. 


Mỹ và Ủy ban châu Âu (EC) ra tuyên bố chung về an ninh năng lượng Châu Âu 


Ngày 24/05, Tuyên bố chung của Mỹ và EC nêu rõ Nga là nguồn cung cấp năng lượng không đáng tin cậy đối với châu Âu thông qua các hành động không thể được chấp nhận và không thể biện minh như cắt điện và khí ga tự nhiên sang Phần Lan, ngừng xuất khẩu khí ga sang Ba Lan và Bulgari và đe dọa các hành động tương tự đối với các quốc gia châu Âu khác. Mỹ và EC lên án việc Nga sử dụng năng lượng như một biện pháp uy hiếp đồng thời tái khẳng định cam kết tăng cường an ninh năng lượng của châu Âu. 

Từ ngày 1/5, dự án kết nối khí ga giữa Ba Lan và Litva cũng đã bắt đầu hoạt động thương mại nhằm tăng cường sự lựa chọn và khả năng phục hồi đối với thị trường khí ga ở khu vực Baltic. 

Nhận thức được tính cấp bách, Mỹ và EC đang phối hợp nhằm giải quyết các thách thức hiện nay thông qua Nhóm đặc trách chung về an ninh năng lượng được công bố ngày 25/3. Thông qua nhóm đặc trách này, hai bên sẽ tiếp tục tìm cách đa dạng hóa nguồn cung khí ga tự nhiên của châu Âu trong khi thúc đẩy việc triển khai các công nghệ thông minh và tiết kiệm năng lượng ở các gia đình và doanh nghiệp châu Âu, sử dụng điện cho hệ thống sưởi và tăng cường sử dụng công nghệ năng lượng sạch nhằm giảm nhu cầu đối với nhiên liệu hóa thạch. 


2. THÔNG TIN VĨ MÔ VIỆT NAM


Sắp có thêm đợt nới room tín dụng mới giúp NHNN mở rộng cho vay, hỗ trợ khách hàng 


Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng hết quý I đạt 5,04%, gấp 2,3 lần cùng kỳ năm ngoái. Nhiều ngân hàng đã cho vay tiệm cận hạn mức tín dụng được cấp đầu năm như Vietcombank (hạn mức tín dụng 10%), MBbank (hạn mức tín dụng 14,8%),… 

SSI Research cho biết đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng tín dụng cao chưa từng có tại các ngân hàng quốc doanh (tăng 6,4% so với đầu năm), cho thấy nền kinh tế đang có tín hiệu rất tích cực về hiệu quả phòng chống dịch cũng như phục hồi sản xuất kinh doanh.  

Do vậy các ngân hàng cũng sẽ được cấp room tín dụng nhiều hơn nhằm tạo điều kiện mở rộng cho vay, hỗ trợ khách hàng. Trong đó, những ngân hàng tham gia tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém như Vietcombank và MB sẽ có cơ hội tăng trưởng ở mức rất cao. 

BVSC dự báo, MB có thể sẽ được nới room tăng trưởng tín dụng lên 20-25% nhờ tiếp nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng. Còn Vietcombank sẽ được cấp hạn mức tín dụng tốt với dư nợ cho vay khách hàng dự báo tăng trưởng 16%. 

Tuy nhiên NHNN đang xem xét điều chỉnh để mức tín dụng sao cho đảm bảo phù hợp mục tiêu chính sách tiền tệ vĩ mô cũng như kiểm soát lạm phát. 


Bộ GTVT đồng ý cho Vingroup – Techcombank nghiên cứu đầu tư cao tốc 26.600 tỷ đồng 


Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản chấp thuận giao Vingroup và Techcombank chủ trì lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước) theo phương thức PPP. 

Theo đó, Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và UBND tỉnh Bình Phước, UBND tỉnh Đắk Nông và các cơ quan liên quan nghiên cứu, thống nhất và đề xuất phương án đầu tư để sớm triển khai trong giai đoạn 2021 – 2025. 

Dự án có điểm đầu tại vị trí giao Quốc lộ 14 với đường Hồ Chí Minh tại thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước và điểm cuối tại ranh giới giữa xã Đắk Sin, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông và xã Đắk Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Đắk Nông. Riêng đoạn đi qua tỉnh Đắk Nông dự kiến dài 37,7km. Tống mức đầu tư toàn dự án dự kiến khoảng 26.631 tỷ đồng. 


3. THÔNG TIN DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT


Thực phẩm Sao Ta đề ra kế hoạch lợi nhuận quý II/2022tăng ít nhất 20% 


Trong văn bản giải trình gửi Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và cổ đông, Tổng giám đốc Thực phẩm Sao Ta (Mã cổ phiếu: FMC), một đơn vị thành viên của Tập đoàn PAN, cho biết thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua có nhiều biến động, giá cổ phiếu giảm gây thiệt hại cho nhà đầu tư, cổ đông. Cổ phiếu FMC cũng có nhiều biên biến động không nhỏ do tác động từ thị trường. 

Với Sao Ta, hoạt động chế biến xuất khẩu và nuôi tôm đều diễn ra thuận lợi với nhiều tín hiệu tốt, khả năng quý II sẽ vượt mức lợi nhuận ít nhất 20% so với cùng kỳ năm trước tương đương lợi nhuận hơn 98 tỷ đồng. 

Trước đó, Quý I/2022 doanh nghiệp tôm đạt 1.328 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 37%; lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ 41 tỷ đồng, tăng 36,6% so với quý I/2021. Công ty lý giải lợi nhuận tăng nhờ doanh số tiêu thụ tăng, dự trữ nguyên liệu và ký hợp đồng có dự tính biến động giá cước tàu. 

Công ty mới công bố doanh số chung tháng 4 đạt 18,9 triệu USD (~435 tỷ đồng), tăng 10% so tháng 4/2021. Lũy kế 4 tháng, doanh số tiêu thụ đạt 77,6 triệu USD (~1,785 tỷ đồng), tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. 

Tháng 5 là giai đoạn giao hàng, sản lượng tôm chế biến và tiêu thụ đang được kỳ vọng mạnh cũng như gây ấn tượng tích cực tới doanh số của doanh nghiệp. Với đà sản xuất và phát triển như hiện nay, chúng tôi dự báo FMC hoàn toàn có thể đạt được chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra trong năm 2022. 


SCIC muốn bán đấu giá 25% cổ phần tại Tổng công ty Thăng Long, khởi điểm gần 195 tỷ đồng 


Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội hiện đang tìm đại lý đấu giá cổ phần của Tổng công ty Thăng Long do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sở hữu. 

Theo đó, SCIC dự kiến đấu giá cả lô 10,5 triệu cổ phiếu TTL, chiếm 25% vốn điều lệ của Tổng công ty Thăng Long với giá khởi điểm 194,57 tỷ đồng, tương đương 18.530 đồng/cổ phiếu, cao hơn gần 23% thị giá của TTL trên thị trường chứng khoán. Dự kiến được tổ chức vào ngày 21/6 

Về tình hình hoạt động kinh doanh, quý I, TTL ghi nhận doanh thu đạt 207 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận trước thuế đạt 6,8 tỷ đồng, khả quan hơn khoản lỗ hơn 3 tỷ đồng trong quý I/2021. 


Hòa Phát nghiên cứu đầu tư Dung Quất 3, nâng tổng công suất lên 21 triệu tấn/năm 


Theo báo cáo tại đại hội cổ đông, Hòa Phát đặt kế hoạch kinh doanh năm 2022 với doanh thu 160.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế từ 25.000 tỷ đồng đến 30.000 tỷ đồng. Tuy tăng trưởng gần 7% về mặt doanh thu nhưng giảm từ 13% đến 27,5% về lợi nhuận. 

Trong kế hoạch trên, HPG đang nghiên cứu xây dựng nhà máy thép Dung Quất 3 với công suất 6 triệu tấn/năm sau Dung Quất 2 với công suất 14 -15 triệu tấn các sản phẩm thép/năm. Như vậy, tổng công suất của Hòa Phát sẽ nâng lên 21 triệu tấn/năm, ngang với nhu cầu tiêu thụ thép hiện tại của Việt Nam. Dự án sẽ triển khai sau năm 2025. 

Hiện nay, mức tiêu thụ thép ở Việt Nam vẫn còn tương đối thấp, khoảng 240kg/đầu người. Ông Long dự báo con số này có thể tăng lên 350 – 400kg/đầu người nên việc tăng sẽ đủ cung để đáp ứng nhu cầu trong nước. 

Ngoài chiếm lĩnh thị trường nội địa, ông Long mong muốn mở nhà máy ở nước ngoài khi đã mua mỏ quặng ở Nam Australia, đang làm thủ tục với chính quyền, kỳ vọng tới cuối năm sẽ có chuyến quặng đầu tiên. Dự kiến mua thêm mỏ ở Bắc Australia.  

Hiện tại, giá quặng đang chiếm khoảng 30% giá thành sản xuất thép nên việc sở hữu các mỏ quặng này sẽ giúp Hòa Phát tối ưu chi phí sản xuất cũng như đảm bảo nguồn cung về nguyên vật liệu. 


Vicostone chốt quyền tạm ứng cổ tức tiền mặt 2022 tỷ lệ 30% 


Vicostone (Mã cổ phiếu: VCS) công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua tạm ứng và thời gian trả tạm ứng cổ tức bằng tiền lần 1/2022. Theo đó, doanh nghiệp sẽ tạm ứng cổ tức tiền mặt tỷ lệ 30%, 1 cổ phiếu được nhận 3.000 đồng. Ngày đăng ký cuối cùng 3/6 và thời gian thanh toán 15/6. Với 160 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Vicostone dự chi khoảng 480 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức đợt này. 

Công ty đá thạch anh lên kế hoạch doanh thu thuần đạt 8.367 tỷ đồng, tăng 18,3%; lợi nhuận trước thuế 2.413 tỷ đồng, tăng 15% so với thực hiện năm trước. Quý I, doanh nghiệp báo cáo doanh thu thuần đạt 1.612 tỷ đồng, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước; lãi sau thuế đi ngang ở mức 371 tỷ đồng. 

Công ty cho biết khâu vận chuyển đường biển đến Mỹ và Canada bị ách tắc gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng về xuất khẩu. Doanh nghiệp vẫn đang theo dõi chặt chẽ tình hình biến động kinh tế toàn cầu để có giải pháp tăng doanh thu, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Doanh thu tăng nhưng chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng khiến biên lợi nhuận gộp giảm từ 33,7% cùng kỳ năm trước xuống 31,2% quý này. Trong thời gian tới, khi tình hình logistic được cải thiện hơn và đưa giá chi phí đầu vào trở về với mức cũ thì lợi nhuận mà VCS nhận được sẽ vượt trội hơn năm 2021. 


4. Nhịp đập thị trường chứng khoán:


Phiên giao dịch 25/5/2022, chỉ số VNINDEX đã mở gap tăng ngay đầu phiên sáng giữ vững nhịp tăng điểm tốt khi đóng cửa mốc 1.268,43 điểm, tăng 35,05 điểm (+2,84%) so với phiên giao dịch trước đó.  

Về độ rộng thị trường, phe mua hoàn toàn chiếm ưu thế khi có tới 415 mã tăng, chiếm hơn 82% số mã trên sàn HOSE. Thanh khoản trong phiên hôm nay tăng mạnh cho thấy dòng tiền đang dần quay trở lại thị trường, giá trị đạt 16.574,246 tỷ đồng.  

Đóng góp cho sự tăng điểm của VNINDEX hôm nay là một loạt các mã cổ phiếu trụ trong VN30, tiêu biểu như VPB (+1,717điểm), VCB (+1,68 điểm) và VNM (+1,59 điểm). Ở chiều ngược lại, các mã cổ phiếu đều ghi nhận mức giảm nhẹ dưới 1 điểm như PDR, PDN,…Duy chỉ có HPG giảm mạnh nhất ở mức 0,51 điểm.  

Phiên giao dịch hôm nay là phiên tăng điểm tích cưc khi cả 10 nhóm ngành ghi nhận sắc xanh. Mức tăng cao nhất thuộc về nhóm ngành Công nghệ thông tin với mức tăng 6,87%, theo sau đó là các nhóm ngành Năng lượng (+5,61%), Tiêu dùng (+4,75%), các nhóm ngành còn lại có mức tăng từ 1-4%. Dẫn đầu về giá trị giao dịch là 3 nhóm ngành Tài chính, Nguyên vật liệu và Bất động với giá trị từ 2 nghín tỷ đồng đến gần 4 nghìn tỷ đồng. 

Khối ngoại trong phiên hôm nay giao dịch khá nhẹ nhàng với giá trị mua ròng chỉ đạt 6,05 tỷ đồng, tập trung vào các mã DCM (59,32 tỷ đồng), DPM (58,2 tỷ đồng) và VNM (44,27 tỷ đồng). Khối ngoại tiếp tục bán ròng HPG (-73,89 tỷ đồng), DXG (-65,26 tỷ đồng) và VND (-59,71 tỷ đồng).  

Phiên giao dịch ngày hôm nay chỉ số VNINDEX có phiên tăng điểm khá ấn tượng và đã tiến tới vùng kháng cự ngắn hạn quanh 1.260 – 1.280 điểm. Dòng tiền tham gia đã có sự cải thiện nhưng nhà đầu tư cũng cần cẩn trọng và quan sát diễn biến thị trường tại vùng kháng cự này trong những phiên tiếp theo. Nhà đầu tư hạn chế sử dụng Margin thời điểm hiện tại và không mua đuổi những cổ phiếu đã có nhịp tăng mạnh trước đó. 

[/tintuc]

 

[tintuc]


1. THÔNG TIN VĨ MÔ


Kinh tế Trung Quốc trì trệ, ASEAN đối mặt với nhiều khó khăn


Nền kinh tế Trung Quốc đang đứng trước hàng loạt khó khăn, từ những đợt bùng phát dịch Covid-19 cho đến đến cơn suy thoái trong lĩnh vực bất động sản rộng lớn, đe dọa mục tiêu tăng trưởng hàng năm “khoảng 5,5%” của chính phủ nước này.

Tốc độ tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc sẽ gây ra một số sóng gió đối với các nền kinh tế ASEAN. Do Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN kể từ năm 2009 và chiếm 18% tổng giá trị hàng hóa giao dịch của khối vào năm 2019, theo Ban Thư ký ASEAN. Trong khi đó, ASEAN cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.

Các thành viên sáng lập ASEAN gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan sẽ chịu tác động lớn hơn ở các liên kết chuỗi cung ứng do tình trạng gián đoạn bắt nguồn từ các lệnh phong tỏa ở Trung Quốc. Các ngành sản xuất, dệt may, thực phẩm và nguyên vật liệu thô của ASEAN sẽ bị tác động đặc biệt nghiêm trọng.

Dữ liệu công bố hồi đầu tuần này cho thấy các chỉ số chính đo lường sức khỏe nền kinh tế Trung Quốc đều không đạt được kỳ vọng, với sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ, đầu tư tài sản cố định và tỷ lệ thất nghiệp đều giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm.

Việc kinh tế của Trung Quốc chậm lại do tác động của các lệnh phong toả nghiêm ngặt để kiểm soát đại dịch Covid-19 khiến các nước ASEAN phải đối mặt với một môi trường thương mại khó khăn hơn, trong đó có Việt Nam. Dù Mỹ đang thúc đẩy hợp tác với ASEAN nhưng nỗ lực này khó có thể bù đắp nhu cầu giảm từ Trung Quốc.


2. THÔNG TIN VĨ MÔ VIỆT NAM


Tiến độ triển khai chậm, GDP đạt 8-8.5% là một thách thức lớn


Trong phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, mục tiêu tăng trưởng năm 2022 phải đạt 8 – 8,5%

Gói đầu tư với quy mô lớn, lên tới gần 350.000 tỷ đồng, được coi như phao cứu sinh vực dậy nền kinh tế. Theo tính toán của Chính phủ, chương trình được dự báo góp phần tăng trưởng GDP thêm khoảng 2,9% trong năm 2022 và 0,2% trong năm 2023, tạo điều kiện hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 6,5-7%/năm trong giai đoạn 2021-2025.

Theo đánh giá nhóm tác giả Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV, nếu thực hiện hiệu quả, các gói hỗ trợ được giải ngân đạt khoảng 40% năm 2022 và 50% năm 2023; nếu thực hiện kém hiệu quả, tỷ lệ giải ngân chỉ đạt 30% năm 2022 và 40% năm 2023.

Tuy nhiên đến nay mới chỉ có chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, giảm thuế trước bạ ô tô,… được thực hiện. Còn nhiều chính sách đến nay mới dừng lại ở việc rà soát hoặc đang trong quá trình dự thảo, lấy ý kiến. Tình trạng giải ngân đến thời điểm hiện tại đang rất chậm.

Các gói đầu tư công, xây dựng cơ sở hạ tầng có ý nghĩa rất lớn, nhưng nếu chậm trễ triển khai sẽ khiến chi phí tăng, từ đó tác động lan tỏa sang những ngành/lĩnh vực khác cũng sẽ không đạt kỳ vọng.

Để thực hiện thành công chương trình, trước hết phải khẩn trương hoàn thành các hướng dẫn, để kịp thời hiện thực hóa các hỗ trợ đến người dân và doanh nghiệp. Yêu cầu quan trọng để đạt mục tiêu phục hồi, phát triển nhanh sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng là phải hiệu quả, khả năng hấp thụ, tránh dàn trải, lãng phí nguồn lực.

 

Siết vốn vào bất động sản ở Việt Nam: Cung giảm khiến giá neo cao


Theo Thông tư 22 của NHNN đã yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung, dài hạn xuống còn 34% từ tháng 10/2021 và 30% từ tháng 10/2022. Do đó, tăng trưởng tín dụng vào lĩnh vực bất động sản đã chậm lại từ 26% năm 2018 xuống còn 12% năm 2021 và có thể giảm xuống 9 – 10% năm 2022.

Tính đến hết quý I, dư nợ tín dụng BĐS chỉ đạt 2,23 triệu tỷ đồng, tăng 2,24% so với đầu năm nhưng thấp hơn mức tăng trên 5% dư nợ tín dụng chung của nền kinh tế.

Cùng với đó, nguồn phát hành trái phiếu cũng bị kiểm soát vì vậy mà trong tháng 4, không có doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu.

Nguồn cung giảm khiến giá bán các sản phẩm bất động sản đều tăng. Cụ thể, quý I, giá căn hộ TP HCM tăng khoảng 8%, với mức 57 triệu đồng/m2 còn Hà Nội khoảng 40 triệu đồng/m2, tăng 13% so với cùng kỳ. Giá biệt thự liền kề tại Hà Nội cũng tăng mạnh, tăng từ 39% trở lên, cá biệt tại huyện Gia Lâm tăng tới 82% so với cùng kỳ, đạt trên 180 triệu đồng/m2. TP HCM cũng tăng tới 60%.

Việc “siết chặt” cả nguồn vốn tín dụng và vốn trái phiếu khiến thị trường bất động sản gặp khó khăn, rủi ro khi nguồn cung trên thị trường trở nên khan hiếm. Các dự án đang triển khai bị chậm so với kế hoạch. Tuy nhiên mặt tích cực nó giúp đẩy lùi tình trạng “bong bóng bất động sản” và làm dòng chảy vốn hoạt động tích cực, trong sạch hơn.

 


3. THÔNG TIN DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT


FPT: Lãi 2.418 tỷ đồng sau 4 tháng, doanh thu dịch vụ Cloud gấp 4 lần cùng kỳ


Theo thông tin từ Tập đoàn FPT, doanh thu trong 4 tháng đầu năm đạt 12.991 tỷ đồng, tăng 24,5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ và EPS lần lượt đạt 1.682 tỷ đồng và 1.854 đồng, tăng 35,1% và 34,5%.

Đóng góp lớn nhất vào lợi nhuận của FPT là mảng xuất khẩu phần mềm đạt mức doanh thu 5,540 tỷ đồng, tăng 29%, trong đó ở thị trường Mỹ tăng 67% và APAC tăng 40%. Hệ sinh thái Made-by-FPT ghi nhận tăng trưởng doanh thu 85,5% lên 336 tỷ tiếp tục là một trong những động lực tăng trưởng của FPT trong dài hạn. Mảng Công nghệ ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận tốt, lần lượt đạt 7.376 tỷ đồng và 1.045 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 27,5% và 26,5%.

Bên cạnh đó, dịch vụ Chuyển đổi số tăng trưởng mạnh, hơn 90% vơí doanh thu đến chính từ dịch vụ đám mây (Cloud) tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ (305

Với tình hình kinh doanh tốt, FPT dự kiến trả cổ tức tiền mặt 10% và cổ tức bằng cổ phiếu 20% trong tháng 6 và tháng 7.


PNJ báo lãi 4 tháng tăng hơn 45%


Theo báo cáo của PNJ, kết quả kinh doanh tháng 4 với doanh thu thuần là 2.770 tỷ đồng, lãi sau thuế 145 tỷ đồng, lần lượt tăng 49,6% và 70,5% so với tháng 4 năm 2021. Lũy kế 4 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu thuần 12.912 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 866 tỷ đồng; tăng lần lượt 42,9% và 44,9% so với 4 tháng đầu năm 2021.

Trong đó, doanh thu mảng bán lẻ tăng 45,4% so với cùng kỳ; doanh thu online tăng 152%; doanh thu sỉ lũy kế 4 tháng tăng 11,9%. Đặc biệt, doanh thu vàng miếng đã tăng 63,6% trong bối cảnh bất ổn địa chính trị toàn cầu vẫn chưa hạ nhiệt và tỷ lệ lạm phát tiếp tục neo ở mức cao.

Theo đó, năm 2022, PNJ đặt kế hoạch doanh thu thuần hơn 25.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.300 tỷ. Như vậy, sau 4 tháng, công ty đã hoàn thành 50% mục tiêu doanh thu và gần 67% chỉ tiêu lợi nhuận năm.

Hiện hệ thống của PNJ có 343 cửa hàng độc lập. Kế hoạch năm nay PNJ có thể mở từ 35 đến 40 cửa hàng, và sẽ phát triển theo từng phân khúc, chia từng nhãn hiệu khác nhau và mục tiêu là tấn công ở thị trường nông thôn.


Doanh thu Vĩnh Hoàn tháng 4 gần gấp đôi lên 1.651 tỷ đồng


Vĩnh Hoàn công bố doanh thu tháng 4 (đã bao gồm Sa Giang) đạt 1.651 tỷ đồng, tăng 98% so với cùng kỳ năm trước và tăng 20% so với tháng trước.

Xét theo thị trường, Mỹ tiếp tục ghi nhận tăng trưởng mạnh 240% đạt 983 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước và tăng 51% so tháng trước. Song, thị trường Trung Quốc và Mỹ ghi nhận giảm lần lượt 20% và 3% so với tháng 4/2021.

Lũy kế 4 tháng, doanh nghiệp cá tra báo cáo tổng doanh thu 4.924 tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ năm trước.

Quý I, Vĩnh Hoàn ghi nhận 3.268 tỷ đồng doanh thu, tăng 83% so với cùng kỳ năm trước; lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ 548 tỷ đồng, gấp 4,2 lần. Kết quả này đến từ việc sản lượng và giá bán cùng tăng, hầu hết các thị trường đều hồi phục, đặc biệt là Mỹ và EU.

Mới đây, công ty công bố kế hoạch bán 1,4 triệu cổ phiếu quỹ để tăng nguồn vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bằng việc được hưởng lợi từ các ưu đãi thuế quan do các hiệp định thương mại đem lại, VHC ngày càng mở rộng sản xuất chế biến, liên tục tăng thị phần ra các nước như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc khiến cho tốc độ tăng trưởng doanh thu cũng như lợi nhuận gia tăng nhanh chóng.

[/tintuc]

[tintuc]


I. DỰ ÁN CĂN HỘ


1. MT ESTMARK CITY

- Vị trí: Trường Lưu, phường Long Trường, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

- Chủ Đầu Tư: Công ty TNHH Xây Dựng & Kinh Doanh Nhà Điền Phúc Thành

- Quy mô dự án: 4,3ha với 7 block cùng 1.578 căn hộ thương mại

- Đã mở bán đợt 1 vào tháng 04/2022 với giá chi tiết như sau:

          + Officetel giá từ 35 triệu/m2 (thông thủy, bao gồm VAT)

          + Duplex giá từ 42 triệu/m2 (thông thủy, bao gồm VAT)

          + Căn hộ giá từ 41 triệu/m2 (thông thủy, bao gồm VAT)

- Thông tin dự án: https://bit.ly/3LKLabK


2. URBAN GREEN

- Vị trí: Đường số 6, phường Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

- Chủ Đầu Tư: Công ty TNHH Bất Động Sản Ladona

- Quy mô dự án: 2ha với 2 block cùng 774 căn hộ thương mại

- Đã mở bán đợt 1 vào tháng 04/2022 với giá chi tiết như sau:

          + Căn hộ giá từ 61 triệu/m2 (thông thủy, bao gồm VAT)

- Thông tin dự án: https://bit.ly/3yT86T2


3. KINGCROWN INFINITY

- Vị trí: 218 Võ Văn Ngân, phường Bình Thọ, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

- Chủ Đầu Tư: Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Dịch vụ Gia Khang

- Quy mô dự án: 1,2ha với 2 block cùng 750 căn hộ thương mại

- Dự án đang được cho booking có hoàn lại và chuẩn bị mở bán

- Giá Rumor mở bán: Từ 95 triệu/m2

- Thông tin dự án: https://bit.ly/387T8h4


4. FIATO PREMIER

- Vị trí: 563 Tô Ngọc Vân, phường Tam Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

- Chủ Đầu Tư: Công ty Cổ phần Hưng Phú Invest

- Quy mô dự án: 1,6ha với 4 block cùng 464 căn hộ thương mại

- Dự án đang được cho đặt cọc với giá bán đợt 1

- Giá đợt 1 đến hiện tại: Từ 53 triệu/m2 (thông thủy, bao gồm VAT)

- Thông tin dự án: https://bit.ly/3NtHBYG


II. DỰ ÁN NHÀ PHỐ


III. ĐẤT NỀN


IV. HÀNG KÝ GỬI

Thông tin đang được cập nhật ...

[/tintuc]

[tintuc]


1. THÔNG TIN VĨ MÔ


Trung Quốc hạ lãi suất cơ bản để thúc đẩy thị trường bất động sản


Ngày 20/5, PBoC thông báo cắt giảm lãi suất một số khoản vay dài hạn, giúp giảm bớt áp lực chi phí vay thế chấp, đồng thời thúc đẩy nhu cầu tín dụng người dân trong bối cảnh thị trường bất động sản lao dốc và dịch bệnh Covid-19 hoành hành. Theo đó, lãi suất khoản vay kỳ hạn 5 năm, mức lãi suất tham chiếu đối với các khoản vay thế chấp mua nhà, giảm từ 4,6% xuống 4,45%, mạnh nhất kể từ 2019. Trước đó, PBoC cũng đã giảm mức lãi suất sàn đối với các khoản vay thế chấp mới nhằm thúc đẩy nhu cầu vay vốn của người dân và doanh nghiệp. Lãi suất khoản vay kỳ hạn 1 năm được giữ nguyên ở ngưỡng 3,7%, ngược lại với dự báo giảm 0,05-0,1% của nhiều chuyên gia kinh tế. 

Việc PBoC giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với hầu hết các ngân hàng trong tháng 4 và khoản cung tiền 800 tỷ NDT khiến cho thanh khoản của hệ thống ngân hàng đang tương đối dồi dào. Các ngân hàng Trung Quốc cũng có thể cắt giảm lãi suất cho vay chuẩn lần thứ hai trong năm nay. 

Hạ lãi suất cho vay sẽ giúp giảm bớt áp lực chi phí tài chính lên doanh nghiệp và người dân. Nền kinh tế Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề trong giai đoạn thực hiện chính sách Zero-Covid, trong khi đó thị trường bất động sản thì lao dốc sau khi chính phủ áp dụng loạt biện pháp siết chặt.


Đồng USD sắp vượt qua đồng EUR ? 


Tính đến hết phiên ngày Thứ Sáu (20/5), tỷ giá EUR/USD dừng lại ở mức 1,056, thấp nhất kể từ 2016. Đồng EUR đã thể hiện sự suy yếu trong suốt 1 năm qua. 

Đồng EUR yếu đi sẽ càng làm ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế, xã hội của khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro do đồng USD cao khiến hàng hóa nhập khẩu đắt hơn, nhất là trong bối cảnh Châu Âu cần nhập khẩu nhiều năng lượng từ Mỹ để bù đắp cho phần cắt giảm từ Nga. 

EC đã giảm dự báo tăng trưởng 2022 của khu vực xuống 2,7%, từ mức 4% đưa ra vào tháng 2. Dự báo năm 2023 được điều chỉnh từ 2,7% xuống còn 2,3%, do những biến động mới xảy ra dưới ảnh hưởng của xung đột địa chính trị.  

ECB vẫn đang chần chừ trong việc siết chính sách tiền tệ do lo ngại sẽ ảnh hưởng đến sự phục hồi của nền kinh tế, tuy nhiên ECB đã đưa ra tín hiệu chấm dứt chương trình mua lại trái phiếu cũng và các gói kích thích kinh tế. Kỳ vọng ngân hàng này sớm nâng lãi suất đã gia tăng mạnh trong bối cảnh lạm phát tiếp tục tăng cao kỷ lục, (lạm phát tháng 4 ghi nhận tăng 7,5% – tăng tháng thứ 6 liên tiếp). 


2. LÃI SUẤT, TIỀN TỆ & NGÂN HÀNG


Ngân hàng nhà nước dự tính bơm khoảng 78.000 tỷ đồng ra thị trường tập trung trong quý 2 

Mới đây nhất, Kho bạc Nhà nước (KBNN) vừa công bố thông tin về việc điều chỉnh hạn mức giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ (TPCP) trong quý 2/2022. 

Cụ thể, tổng hạn mức giao dịch mua lại có kỳ hạn TPCP trong quý 2 theo đó là 73.470 tỷ đồng, tăng đáng kể so với quy mô dự kiến 67.027 tỷ đồng công bố trong tháng 4 vừa qua. 

Mức điều chỉnh cũng là quy mô lớn đáng chú ý kể từ khi Ngân hàng Nhà nước bắt đầu triển khai giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu chính phủ trong gần một năm trở lại đây. Cùng với đó, trong tuần thứ hai của tháng 5 này, Kho bạc Nhà nước đã trở lại thực hiện giao dịch chào mua ngoại tệ đợt 3 với khối lượng lên tới 200 triệu USD. 

Như vậy, với các kế hoạch trên, Kho bạc Nhà nước dự kiến có tổng cung khoảng 78.000 tỷ đồng ra thị trường trong quý 2 này. Tuy vậy, quy mô thực tế tùy thuộc vào sự hấp thụ của các ngân hàng thương mại. 

Việc Kho bạc Nhà nước mua lại có kỳ hạn trái phiếu chính phủ một mặt để cân đối nguồn ngân quỹ nhàn rỗi và cân đối chi phí ngân sách, mặt khác tạo một nguồn tái tạo vốn ra thị trường chủ yếu qua hệ thống ngân hàng thương mại. Thời gian qua, nguồn tái tạo này không lớn, nhưng quy mô dự kiến tăng lên nói trên cũng đáng chú ý khi nền kinh tế bước vào mùa cao điểm sản xuất kinh doanh nửa cuối năm. 


Áp lực tăng trưởng huy động tiền gửi của các Ngân hàng thương mại dự báo tăng vào Q2/2022. 


Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng hết quý I đạt 5,04%, gấp 2,3 lần cùng kỳ năm ngoái. Nhiều ngân hàng đã cho vay hết hạn mức tín dụng được cấp đầu năm và kỳ vọng sẽ được cấp thêm room trong quý II/2022.  

Theo các chuyên gia, NIM hầu hết các ngân hàng thương mại tăng nhẹ so với quý trước do các ngân hàng tiếp tục nâng tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) thuần lên 93% (so với 90% Q4/2021). Ngoài ra, các ngân hàng quốc doanh còn được hưởng lợi từ sự gia tăng đáng kể của tiền gửi có kỳ hạn từ Kho bạc Nhà nước. 

Trong những ngày đầu tháng 5, biểu lãi suất huy động dành cho khách hàng cá nhân tiếp tục tăng nhẹ ở một số ngân hàng vừa và nhỏ, trong khi lãi suất huy động dành cho khách hàng tổ chức cũng được điều chỉnh tăng khoảng 20 điểm cơ bản ở nhóm Ngân hàng Thương mại cổ phần lớn. 

Áp lực tăng lãi suất huy động còn được thể hiện qua chênh lệch giữa tín dụng – huy động liên tục nới rộng khi mà tín dụng tính đến ngày 25/4 đã tăng 6,75% so với cuối 2021 trong khi huy động vốn chỉ tăng 3,55% . 

Mặc dù có sự phục hồi trong quý I/2022, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng huy động của các ngân hàng lớn vẫn chậm hơn quá trình mở rộng tín dụng. Dự báo trong thời gian tới, lãi suất huy động tiếp tục xu hướng tăng để đáp ứng nhu cầu vốn, đặc biệt là nhóm Ngân hàng Thương mại Nhà nước.


 

3. KÊNH CỔ PHIẾU


Cổ phiếu tiêu điểm (VHM, VGC, PPC, TCM)


– VHM – Vinhomes IZ tăng vốn điều lệ lên 18.500 tỷ đồng

Vinhomes IZ là công ty con của VHM sẽ tham gia đầu tư một số khu công nghiệp trên cả nước. 

Trong 2 năm từ tháng 3/2020 đến tháng 4/2022, Vinhomes IZ đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 70 tỷ đồng lên tới 18.500 tỷ đồng – tăng 264 lần, lớn hơn rất nhiều con số 10.000 tỷ đồng dự kiến trước đó. 

Quý 1/2022, VHM công bố mức doanh thu (bao gồm cả doanh thu bán buôn và BCC) đạt 14,278 tỷ VND (-9%YoY), LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 4,540 tỷ VND (-16%YoY). Doanh số bán và chưa ghi nhận doanh thu đến cuối quý 1/2022 đạt 57,000 tỷ VND (+9%YoY) 

Kế hoạch 2022, doanh thu và LNST đạt lần lượt 75,000 tỷ VND (-12%YoY) và 30,000 tỷ VND (-23%YoY). 


Khuyến nghị:  

Triển vọng dài hạn từ mảng BĐS Khu công nghiệp: Với lợi thế sẵn có và việc tích lũy kinh nghiệm từ triển khai khu công nghiệp VinFast, mảng KCN sẽ là triển vọng tương lai của VHM giúp mang lại dòng tiền thường xuyên, đồng thời giúp mở rộng hệ sinh thái cho mảng sản xuất.  

VHM đang giao dịch tương ứng với P/Efw 2022 đạt 9.7x (LNST dự báo 30 nghìn tỷ đồng), còn nhiều tiềm năng tăng trưởng với vị thế một doanh nghiệp số 1 ngành BĐS Việt Nam. 


Phân tích kỹ thuật 

VHM dao động trong vùng 64.5-68 +/- vào tuần vừa qua, với sự thu hẹp ở cả thanh khoản và biên độ giao động giá. 

VHM đã thiết lập đáy thứ hai quanh 65+/- và tiếp tục hồi phục. Mặc dù phiên Thứ Sáu (20/5) giảm điểm (-0,3%), khối lượng giao dịch sụt giảm về mức kỷ lục cho thấy lực bán không còn mạnh nữa. Nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân đối với cổ phiếu này. 

Các kháng cự mạnh gần nhất lần lượt: 68.7 +/-, 71.1 +/-. 


– VGC – Công bố kết quả kinh doanh 4 tháng đầu năm 2022. 

VGC đã công bố kết quả kinh doanh 4 tháng đầu năm 2022. Theo đó, lợi nhuận lũy kế 4 tháng đã đạt được 71% kế hoạch năm và lãi tăng 694,8 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó lợi nhuận công ty mẹ hoàn thành 83% kế hoạch năm 2022. 

Kế hoạch năm 2022, doanh thu đạt 15.000 tỷ đồng (+34% yoy), lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.700 tỷ đồng (+10% yoy). 

Tổng vốn đầu tư cơ bản tại cấp độ Công ty mẹ dự kiến là 3 nghìn tỷ đồng (tăng 44%), trong đó 2,5 nghìn tỷ đồng sẽ được đầu tư vào các KCN (tăng 31%). 

Kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 1.886 tỷ đồng tại Công ty TNHH Kính nổi siêu trắng Phú Mỹ (VGC sở hữu 65% cổ phần). Vốn tăng lên sẽ được huy động từ China Triumph International Engineering Group (CTIEC) – cổ đông sở hữu 35% cổ phần. Khoản tiền thu về sẽ được sử dụng để xây dựng nhà máy Phú Mỹ giai đoạn 2 với công suất dự kiến là 900 tấn/ngày so với 600 tấn/ngày giai đoạn 1.  

VGC dự kiến sẽ bổ sung 2.000ha quỹ đất KCN mới vào kế hoạch phát triển của Công ty trong 2 năm tới. 


Khuyến nghị: 

Dù LNST đã hoàn thành 83% kế hoạch năm 2022, VGC cho rằng KQKD trong các quý tới sẽ trở lại bình thường do chi phí sản xuất tăng cùng với thị trường BĐS đang chững lại do các hoạt động tín dụng đang được thắt chặt hơn sẽ ảnh hưởng đến sự hồi phục của mảng vật liệu xây dựng. 

VGC đang giao dịch với P/Efw là 14 lần. Dự báo LNST 2022 đi ngang đạt 1250 tỷ đồng do không có các khoản thu nhập bất thường nhờ định giá lại. Năm 2021, VGC ghi nhận 160 tỷ đồng từ việc đánh giá lại khoản đầu tư vào PFG. Nếu không có khoản thu nhập bất thường này, CAGR lợi nhuận trong giai đoạn 2021-2024 được dự báo đạt mức 20% 

 Nhà đầu tư VGC chú ý cổ đông kiểm soát GEX nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng tỷ lệ sở hữu, tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng hiện ở mức thấp (11%) sẽ tiếp tục bị thu hẹp.

 

Phân tích kỹ thuật 

VGC đã có đà phục hồi mạnh mẽ trong tuần giao dịch vừa rồi, với thanh khoản 3 phiên cuối tuần là cao so với trung bình 10 phiên. 

Mục tiêu chinh phục tiếp theo của VGC là đường MA20. Hai kịch bản của VGC là cổ phiếu có thể lấy lại được MA20 và tiếp tục phục hồi, hoặc sẽ quay về retest các ngưỡng hỗ trợ cũ và tạo đáy thứ hai.  

Kháng cự mạnh trên MA20 gần nhất: 40.8 +/-. 


 PPC – Công bố tài liệu họp cổ đông thường niên năm 2022. 

Năm 2022, kế hoạch doanh thu đạt 5.428 tỷ đồng (+23% yoy). Khấu trừ chi phí, lợi nhuận trước thuế của công ty năm nay dự kiến đạt 278 tỷ đồng (+57% yoy) 

Chú ý năm 2021, doanh thu đạt 3.885 tỷ đồng (giảm 51%) và lợi nhuận trước thuế đat 177 tỷ đồng (giảm 85%), LNST đạt 287 tỷ đồng (giảm 71,6%). KQKD năm 2021 thoát lỗ nhờ lợi nhuận tài chính (không thuộc HĐKD cốt lõi) là 476 tỷ đồng (tăng 70%). 

Kế hoạch cổ tức năm 2022 dự kiến bằng 6% vốn điều lệ – tỷ suất tương đương 3.4% 

KQKD quý 1/2022, LNST đạt 80 tỷ đồng (-42% yoy) do thu nhập từ cổ tức giảm và không có thêm hoàn nhập dự phòng cho các khoản đầu tư tài chính. LNST từ mảng phát điện đạt 22 tỷ đồng (+14% yoy) do giá trên thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) cao bù đắp cho mức giảm 8% yoy của sản lượng điện thương phẩm. 


Khuyến nghị: 

Mảng đầu tư liên doanh, liên kết và đầu tư tài chính vào HND, QTP, VPD, EIC, BDH, BTP có thể mảng lại từ 250 – 400 tỷ lợi nhuận sau thuế cho công ty mỗi năm 

PPC đang giao dịch với P/E 2022 đạt 14.5 lần (LNST dự báo đạt 390 tỷ đồng) chúng tôi cho rằng ở mức hợp lý do 1) Công suất sẽ chưa mở rộng thêm trong giai đoạn 2022-2025; 2) Việc xây dựng dự án PL3 (600MW) – nếu được phê duyệt trong giai đoạn 2026-2030 trước tiên sẽ phải ngừng vận hành nhà máy Phả Lại 1 (440MW) do đã cũ và phát thải ảnh hưởng môi trường; 3) Máy phát điện S6 tại Phả Lại 2 hoạt động trở lại chậm hơn dự kiến trong 2022.  


Phân tích kỹ thuật 

PPC đã có tuần giao dịch tiêu cực so với diễn biến của các cổ phiếu nhiệt điện nói chung. Tuy nhiên điểm tích cực là phiên Thứ Sáu (20/5) giá cổ phiếu đã rút chân về sau khi chạm đáy cũ quanh 20.5 +/-. 

PPC vẫn đang nằm trong xu hướng downtrend dài hạn, quá trình phục hồi có nhiều áp lực với lượng cung lớn do được cộng dồn kể từ thời điểm đầu tháng 4. Nhà đầu tư chưa nên mở vị thế mua đối với cổ phiếu này. Đối với các vị thế lỗ đang có sẵn, nhà đầu tư lưu ý các nhịp hồi để hạ tỷ trọng. 

Các kháng cự mạnh gần nhất lần lượt: 18.2 +/-, 19.1 +/-. 


 TCM – Công bố kết quả kinh doanh tháng 4/2022. 

Tháng 4/2022, TCM ghi nhận doanh thu đạt 17 triệu USD (393 tỷ đồng), tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, mảng may đóng góp 78%, vải 14% và sợi 7%. Lãi sau thuế 834.000 USD (19,2 tỷ đồng), tăng 1%. 

Lũy kế 4 tháng, doanh thu đạt 64,36 triệu USD (1.487 tỷ đồng), tăng 19%; lợi nhuận sau thuế 3,8 triệu USD (87,8 tỷ đồng), tăng 14%. 

Về tình hình đơn hàng, TCM đã nhận đến quý III/2022 và đang tiếp nhận cho quý IV.  

Sản phẩm chính hiện chủ yếu vẫn xuất khẩu sang các nước Châu Mỹ với tỷ lệ 50% và tiếp đến là châu Á đạt hơn 43% 

Năm 2022, BLĐ đặt kế hoạch doanh thu đạt 4.183 tỷ đồng (+18,3% yoy), LNST đạt 253.8 tỷ đồng (+78% yoy).


Khuyến nghị:  

Tỷ suất lợi nhuận trong nửa cuối năm 2021 của TCM đã chịu tác động nghiêm trọng từ các biện pháp phong tỏa trong Q3/2021, chi phí vận chuyển và chi phí nguyên vật liệu tăng. Với KQKD 4T/2022 tăng trưởng tích cực, hoạt động kinh doanh đã cho thấy sự phục hồi cùng với nhu cầu mạnh mẽ cho phép TCM có thể chuyển các khoản chi phí gia tăng sang cho khách hàng. 

Triển vọng lợi nhuận năm 2022 vẫn tích cực, nhưng rất nhiều thông tin tốt đã được phản ánh vào giá cổ phiếu. Tại giá đóng cửa ngày 20/05/2022, doanh nghiệp đang được giao dịch với PEfw 2022 là 17.4 lần (dự báo LNST 2022 đạt kế hoạch đặt ra) – cao hơn nhiều so với bình quân trong quá khứ là 12,3 lần.

  

Phân tích kỹ thuật 

TCM đã có tuần giao dịch thu hẹp về cả khối lượng giao dịch vào biên độ dao động giá trong vùng 57-61 +/- 

Có thể kỳ vọng TCM đang tạo đáy trong vùng 57-61 +/-, tuy nhiên trên thực tế cổ phiếu vẫn chưa thoát khỏi xu hướng giảm trong dài hạn. Tuần vừa rồi hầu hết các cổ phiếu dệt may lớn đều lấy lại được MA10 (trừ TNG và TCM), điều này cho thấy diễn biến của TCM đang yếu so với ngành và so với thị trường nói chung. 

Các kháng cự mạnh gần nhất lần lượt: 60.5 +/-, 66.1 +/-. 


4. KÊNH TÀI SẢN KHÁC


Vàng thế giới tăng hơn 1% khi đồng USD suy yếu.

 

Giá vàng tăng hơn 1% vào ngày thứ Năm (19/5) khi đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ suy giảm đã làm tăng sức hấp dẫn của kim loại quý, sau khi số liệu việc làm yếu kém tại Mỹ làm gia tăng lo ngại về kinh tế. 

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng vàng giao ngay tiến 1.4% lên 1,840.97 USD/oz. Hợp đồng vàng tương lai cộng 1.4% lên 1,841.2 USD/oz. 

Giá vàng đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 4 tháng vào ngày 16/5 và tăng khoảng 3% kể từ khi đồng USD suy yếu từ mức đỉnh 20 năm. 

Mặc dù số người Mỹ thất nghiệp đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1969 vào đầu tháng 5/2022, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp bất ngờ tăn vào tuần trước. 

Vàng đang thu hút dòng tiền trú ẩn an toàn khi sự tập trung chuyển sang khả năng suy thoái kinh tế Mỹ với số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng và tất cả các cuộc thảo luận tiêu cực về lạm phát. Thị trường chứng khoán toàn cầu trượt dốc thêm khi các dấu hiệu mới về tăng trưởng chậm lại khiến nhà đầu tư bán cổ phiếu và chuyển sang các tài sản trú ẩn an toàn. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là vàng phải cạnh tranh với đồng USD khi FED đang nỗ lực đối phó với lạm phát tang cao.

 

Hoa Kỳ chỉ ra những lỗ hổng gây nên “tai nạn kinh hoàng” của TerraUSD (UST)

 

Trong báo cáo, Vụ Khảo Cứu Quốc Hội Hoa Kỳ (CRS) mô tả sự sụp đổ của UST giống như hiện tượng “rút tiền hàng loạt” và cho rằng tồn tại các vấn đề chính sách liên quan đến rủi ro của các sự cố tương tự. Theo CRS, hiện tượng “rút tiền hàng loạt” bắt đầu khi các holder nghi ngờ về các khoản dự trữ hỗ trợ cố định tỷ giá của UST với đồng USD. 

Sau đó, một số lượng đáng kể các nhà đầu tư rút các khoản đầu tư cùng một lúc, dẫn đến hiệu ứng domino tiêu cực đe dọa sự ổn định tài chính của hệ sinh thái tiền mã hóa và hệ thống tài chính truyền thống. 

Vụ Khảo Cứu giải thích thêm rằng các tình huống tương tự trong thế giới tài chính truyền thống được bảo vệ bởi các quy định và các biện pháp khác như bảo hiểm tiền gửi ngân hàng và các phương tiện thanh khoản. Những điều này làm giảm động lực thúc đẩy những nhà đầu tư xem xét rút tài sản. 

Việc mất chốt cố định giá của các stablecoin như UST và Tether (USDT) không phải là mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính của quốc gia. Mặc dù vậy, ngành công nghiệp kỹ thuật số đang “phát triển rất nhanh” và những rủi ro tương tự có thể xuất hiện đối với các ngân hàng.

[/tintuc]

0937 39 23 78